Toàn cảnh Hội thảo
Để nhìn nhận vấn đề, đánh giá tiềm năng và khả năng phát triển giao thông xanh ở Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai, cũng như góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển giao thông xanh, thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang sử dụng năng lượng sạch nhằm hướng đến phát triển đô thị xanh và bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Chính sách và giải pháp về giao thông vận tải cho phát triển kinh tế xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Chủ trì Hội thảo
Chủ trì Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh; đồng chí Phạm Thành Kiên - Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh; Thầy GS.TS.NGND. Nguyễn Ngọc Long - Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Hồng Thái - Trưởng khoa Vận tải - Kinh tế Trường Đại học Giao thông vận tải; đồng chí Lê Trương Hải Hiếu - Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP. Hồ Chí Minh; đồng chí Trương Minh Huy Vũ - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh; Về phía lãnh đạo Phân hiệu có Thầy TS. Nguyễn Thạc Quang - Phó Giám đốc Thường trực; Về phía lãnh đạo Viện phát triển doanh nghiệp và tài năng Việt Nam (IVN) có Bà Trần Thị Hồng Châu - Viện trưởng; cùng các nhà khoa học, các đại biểu HĐND TP. Hồ Chí Minh và khách mời.
Bà Trần Thị Hồng Châu - Viện trưởng Viện phát triển doanh nghiệp và tài năng Việt Nam (IVN) cùng đồng chí Lê Trương Hải Hiếu - Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP. Hồ Chí Minh (áo trắng) và Luật gia Kiều Quốc Tuấn - Trưởng ban Đối ngoại Viện nghiên cứu pháp luật bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng (Pháp luật 24h) tại Hội thảo
Hội thảo tập trung ý kiến đánh giá lợi thế, thách thức, rào cản khi phát triển giao thông xanh ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian. Đây là diễn đàn khoa học để có cái nhìn khách quan trong định hướng phát triển bền vững của thành phố. Phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện tại và trong tương lai phát triển bền vững trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng tiêu cực, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Việc chuyển đổi kinh tế xanh tạo ra số lượng công ăn việc làm mới và thay đổi cơ cấu việc làm mới. Chuyển đổi kinh tế xanh sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường gia tăng bằng việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính và những rủi ro về biến động giá nhiên liệu hóa thạch; việc sử dụng nhiên liệu sạch, cải thiện hiệu quả năng lượng trong khu vực giao thông chuyển từ các phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế và sức khỏe con người; góp phần hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu.
PGS.TS Nguyễn Hồng Thái - Trưởng khoa Vận tải - Kinh tế Trường Đại học Giao thông vận tải, Thành viên Hội đồng khoa học Viện phát triển doanh nghiệp và tài năng Việt Nam phát biểu tham luận tại Hội thảo với chủ đề: Các yếu tổ ảnh hưởng đến ý định mua xe điện của người tiêu dùng cá nhân tại các đô thị Việt Nam - Nghiên cứu ứng dụng cho TP.HCM
Từ kết quả nghiên cứu ứng dụng cho TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Hồng Thái kết luận: "27 yếu tố thuộc 4 nhóm ảnh hưởng đến ý định mua để sử dụng phương tiên đi lại bằng xe điện, kết quả điều tra cho thấy, 23/27 biến quan sát được người dân đánh giá chưa cao (từ 3,05–3,75), chỉ có 4/27 biến quan sát được đánh giá > 4,00. Điều đó có nghĩa rằng vẫn còn khá nhiều rào cản trong thu hút người dân đô thị mua phương tiện xe điện". Từ kết luận này, PGS.TS Nguyễn Hồng Thái khuyến nghị chính sách như sau:
(1) Để thúc đẩy sự phát triển xe điện cá nhân ở TPHCM riêng và các độ thị Việt Nam nói chung, cần: Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển xe điện có tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng, cung cấp các chính sách ưu đãi tài chính cho việc sản xuất, sở hữu và sử dụng xe điện,...
Năm 2022-2030
- Thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp
Năm 2040
Hạn chế tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trong nước.
Năm 2050
100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
(2) Bên cạnh việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường PTGTĐ, Chính phủ cũng cần quản lý chặt chẽ lượng pin thải để đảm bảo PTGTĐ thực sự trở thành một lựa chọn thân thiện với môi trường.
(3) Việc thu hồi và tái chế pin thải từ các PTGTĐ tránh được gánh nặng lên các điểm chôn lấp và giúp nhà sản xuất thu hồi, đảm bảo nguồn cung cấp các nguyên liệu quan trọng, giúp duy trì một ngành công nghiệp xe điện bền vững.
Nói tóm lại, Việt Nam cần sớm có một chính sách và khuôn khổ pháp lý rõ ràng, đầy đủ và toàn diện phát triển PTGTĐ, mang lại sự ổn định trung và dài hạn cho việc hoạch định các khoản đầu tư đáng kể trong tương lai.
Chương trình Hội thảo với các tham luận có chất lượng, hàm lượng thông tin mang tính thực tiễn cao, không trùng lập với nội dung các Hội thảo khác. Hội thảo đúc kết được các nhiệm vụ giải pháp cụ thể để tham mưu lãnh đạo Thành phố chỉ đạo các Sở ngành liên quan triển khai thực hiện, góp phần định hướng các hoạt động đầu tư về lĩnh vực giao thông vận tải hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của Thành phố trong giai đoạn tới theo hướng kinh tế xanh. Việc tổ chức Hội thảo đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả, thực chất, để lại ấn tượng tốt đẹp cho đại biểu và thành phần tham dự.
(1) Để thúc đẩy sự phát triển xe điện cá nhân ở TPHCM riêng và các độ thị Việt Nam nói chung, cần: Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển xe điện có tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng, cung cấp các chính sách ưu đãi tài chính cho việc sản xuất, sở hữu và sử dụng xe điện,...
Năm 2022-2030
- Thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp
Năm 2040
Hạn chế tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trong nước.
Năm 2050
100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
(2) Bên cạnh việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường PTGTĐ, Chính phủ cũng cần quản lý chặt chẽ lượng pin thải để đảm bảo PTGTĐ thực sự trở thành một lựa chọn thân thiện với môi trường.
(3) Việc thu hồi và tái chế pin thải từ các PTGTĐ tránh được gánh nặng lên các điểm chôn lấp và giúp nhà sản xuất thu hồi, đảm bảo nguồn cung cấp các nguyên liệu quan trọng, giúp duy trì một ngành công nghiệp xe điện bền vững.
Nói tóm lại, Việt Nam cần sớm có một chính sách và khuôn khổ pháp lý rõ ràng, đầy đủ và toàn diện phát triển PTGTĐ, mang lại sự ổn định trung và dài hạn cho việc hoạch định các khoản đầu tư đáng kể trong tương lai.
Chương trình Hội thảo với các tham luận có chất lượng, hàm lượng thông tin mang tính thực tiễn cao, không trùng lập với nội dung các Hội thảo khác. Hội thảo đúc kết được các nhiệm vụ giải pháp cụ thể để tham mưu lãnh đạo Thành phố chỉ đạo các Sở ngành liên quan triển khai thực hiện, góp phần định hướng các hoạt động đầu tư về lĩnh vực giao thông vận tải hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của Thành phố trong giai đoạn tới theo hướng kinh tế xanh. Việc tổ chức Hội thảo đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả, thực chất, để lại ấn tượng tốt đẹp cho đại biểu và thành phần tham dự.
Lãnh đạo TP.HCM và Trường Đại học Giao thông vận tải chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu, nhà khoa học và khách mời tham gia Hội thảo