Để thuận tiện hơn trong việc chỉnh sửa, bạn có thể bật chế độ tự động mở ảnh trong camera raw trên photoshop. Cụ thể các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấn chuột trái vào mục Edit trong Photoshop
Bước 2: Một bảng tính năng sẽ hiện lên, người dùng sử dụng con trỏ chuột, kéo nó xuống bên dưới và chọn vào dòng Preferences và chọn tiếp dòng Camera Raw
Bước 3: Sau khi cửa sổ của Camera raw hiện ra người dùng nhấp vào hộp JPEG đó và chọn “Automatically open all supported JPEGs”, điều này có nghĩa là người dùng có thể mở tất cả các định dạng ảnh JPEG được hỗ trợ. Sau đó với ô TIFF, click chuột vào ô TIFF và chọn dòng chữ “Automatically open all supports TIFFs”. Điều này có nghĩa là tất cả các định dạng hình ảnh TIFF được hỗ trợ sẽ được mở.
Với những bước đơn giản trên đây, người dùng đã có thể mở được camera raw, vì vậy mỗi lần mở file ảnh bất kỳ nó đều được thông qua camera raw. Với công cụ này người dùng hoàn toàn có thể blend màu, làm mịn, làm trắng da,… cho bức ảnh. Ngoài cách thực hiện truyền thống như trên người dùng có thể sử dụng phím tắt Ctrl + Shift + A để mở Camera raw.
Mở ảnh Raw trong Adobe Bridge
Bên cạnh việc mở ảnh Raw trong Photoshop thì người dùng hoàn toàn có thể sử dụng Adobe Bridge. Đây có lẽ sẽ là phần mềm khá lạ lẫm với những ai mới bắt đầu với nghề nhưng với những designer chuyên nghiệp thì phần mềm này nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý và sắp xếp khoa học một số lượng lớn hình ảnh, tập tin. Để có thể mở ảnh raw trong Adobe Bridge bạn có thể thực hiện dưới những bước sau:
Bước 1: Mở phần mềm Adobe Bridge, vào menu và chọn Browse in Bridge
Bước 2: Sau khi xuất hiện giao diện quản lý Adobe Bridge người dùng cần tìm đến thư mục chứa ảnh và nhấn chuột phải vào ảnh cần mở chọn Open in Camera Raw. Ngay sau đó, hình ảnh sẽ được tải lên và sẵn sàng cho bạn chỉnh sửa
Hướng dẫn sử dụng camera raw trong Photoshop
Với chức năng Camera Raw, nó chỉ xuất hiện ở các phiên bản PS, CC hay CS6 trở lên. Vì vậy nếu phần mềm Photoshop bạn đang sử dụng không thấy chức năng này thì đồng nghĩa với việc bạn cần nâng cấp phần mềm lên các phiên bản mới hơn. Đây được xem là công cụ giúp cho bức ảnh của bạn thêm phần lung linh, đẹp đẽ hơn rất nhiều.
Để sử dụng công cụ Camera Raw, người dùng tham khảo các bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Đến menu File -> Open hoặc (Ctrl+O) và chọn một ảnh bất kỳ cần chỉnh
Bước 2: Chọn Menu File -> Filter -> Camera Raw Filter hoặc (Shift + Ctrl + A) để vào phần chỉnh sửa camera raw. Tại thẻ basic người dùng có thể chọn giữa hai chức năng Auto hoặc Default và người dùng có thể lựa chọn chức năng xem trước và sau để đánh giá và chỉnh sửa sao cho hợp lý.
Trong Camera Raw có khá nhiều thông số khác nhau, bạn cần nắm rõ ý nghĩa để có thể điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là một số tổng hợp của FPT Arena về ý nghĩa của từng thông số trong thẻ Basic:
- Exposure: Thanh công cụ này cho phép điều chỉnh độ phơi sáng cho toàn bộ hình ảnh. Bạn có thể tăng hoặc giảm phần này để điều chỉnh ánh sáng trong bức ảnh của mình
- Contrast: Sử dụng nếu bạn muốn điều chỉnh độ tương phản của hình ảnh. Phần này không nên chỉnh nhiều nhưng nên chỉnh ở mức vừa phải và hợp lý
- Highlights: Với thanh công cụ này chỉ được sử dụng để điều chỉnh điểm những vùng sáng của hình ảnh. Thông thường Highlights được giảm đến mức tối đa
- Shadows: Đây là công cụ dùng để chỉnh sửa bóng đổ
- Whites: Công cụ này sử dụng để chỉnh sửa ánh sáng trắng của vùng trung gian
- Blacks: Công cụ chỉnh sửa này sử dụng để chỉnh sửa các vùng tối của vùng trung gian
- Clarity: Đây là chức năng giúp tăng thêm độ chi tiết và tạo độ nổi khối cho bức ảnh.
- Vibrance: Công cụ này giúp làm tăng thêm màu sắc, giúp bức ảnh trở nên sinh động và thu hút hơn
- Saturation: Đây là độ bão hòa của màu sắc, khi sử dụng người dùng sẽ thấy rõ được sự thay đổi của bức ảnh khi tăng hoặc giảm nhẹ thanh công cụ này.
Với thẻ Detail đây là công cụ giúp điều chỉnh độ sắc nét cho bức ảnh, một số thông số trong thẻ này có ý nghĩa như sau:
- Amount: Dùng để điều chỉnh cho đối tượng trở nên sắc nét và rõ hơn.
- Detail: Giúp tăng độ chi tiết cho bức hình. Với thẻ này bạn không nên tăng quá nhiều điều này sẽ làm hình ảnh bị nhiễu
- Masking: Công cụ này được dùng để giảm nhiễu hạt nhỏ cho toàn bộ bức ảnh. Để giúp bức ảnh được sắc nét hơn designer có thể tăng phần này nhiều hơn một chút.
- Luminance: Ngược lại với công cụ masking, đây là công cụ giảm nhiễu đối với những hạt to. Để tránh cho bức ảnh bị bết thì bạn không nên lạm dụng chỉnh phần này nhiều
Bạn không nên bỏ qua phần điều chỉnh màu sắc cho bức ảnh thông qua thẻ HSL Adjustments, một số ý nghĩa của các thông số trong thẻ này như sau:
- HUE: Thẻ này sẽ giúp cho người dùng có thể thay đổi màu đang có trên bức ảnh. HUE sở hữu đầy đủ toàn bộ tính chất màu của RGB, CMYK
- Saturation: Công cụ này dùng để điều chỉnh màu bổ xung đậm hoặc nhạt cho bức ảnh
- Luminance: Công cụ dùng để hiệu chỉnh màu cho từng vùng trên bức hình, hiệu chỉnh ở 1 vùng rộng trên bức ảnh
Với Camera Raw, bạn sẽ giúp cho bức ảnh của mình trông đẹp hơn với khả năng xử lý nhanh chóng và tiện lợi. Đây chính là lý do tại sao rất nhiều người quan tâm đến việc sử dụng Camera Raw khi làm việc với Photoshop.