top

Mẫu kịch bản phân cảnh trong sản xuất TVC và clip giới thiệu doanh nghiệp

Chủ nhật | 01/10/2023 | Lượt xem: 3286 | Tác giả: admin
ivn.net.vn - Storyboard hay kịch bản phân cảnh là một phần cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất phim quảng cáo. Bởi vì chúng là công cụ đắc lực, hỗ trợ quá trình làm phim diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Vậy khái niệm là gì? Chúng có nội dung và hình thức như thế nào?

Kịch bản phân cảnh là gì?

Kịch bản phân cảnh là từ một ý tưởng hoặc kịch bản văn học, được diễn giải rõ ràng dưới dạng văn bản.

Kịch bản phân cảnh là sản phẩm sáng tạo của đạo diễn dưới dạng hình ảnh và văn bản thể hiện kỹ thuật chuyên môn và phương pháp thực hiện bộ phim bao gồm tất cả các cảnh quay cần thiết, thứ tự sắp xếp chúng và hình ảnh minh họa thể hiện các yếu tố về hình thức dàn cảnh, không gian, cỡ cảnh, ánh sáng, góc máy, chuyển động máy,…Kịch bản này dựa trên kịch bản văn học gốc.

Mục đích chính của kịch bản phân cảnh:

  • Biểu diễn chi tiết các hình ảnh và yếu tố trực quan khác mà đạo diễn muốn truyền tải trong phim.
  • Cung cấp thông tin để đoàn phim biết mình cần tạo những cảnh nào và cách tạo những cảnh đó khi bắt đầu ghi hình.
  • Tạo ra tính chính xác và nhất quán trong việc thực hiện các cảnh quay, là hình thức giao tiếp ý tưởng giữa đạo diễn, biên kịch và các thành viên trong đội ngũ sản xuất phim.
  • Hợp lý hóa quy trình sản xuất, giúp đạo diễn trả lời được câu hỏi: liệu những hình ảnh này có tính liên kết với nhau không. Xác định và giải quyết những vấn đề này trước khi bắt đầu sản xuất để có sự điều chỉnh kịp thời.

Phim sẽ có nhiều đoạn (sequence). Mỗi đoạn gồm nhiều phân cảnh (scene). Mỗi cảnh có nhiều cú máy (shot). Biên kịch/ biên tập là người chỉ viết ra các cảnh. Và đạo diễn là người chia những cảnh đó thành nhiều shot, tạo ra kịch bản phân cảnh.

Dù là quay TVC quảng cáo, MV ca nhạc hay phim ngắn thì việc lên kịch bản vô cùng quan trọng. Xây dựng kịch bản phân cảnh đầy đủ, rõ ràng, chi tiết bao nhiêu thì quá trình sản xuất càng thuận lợi bấy nhiêu.

Các loại kịch bản phân cảnh

Như đã nói ở trên, đạo diễn là người cụ thể hóa ra từng phân cảnh từ kịch bản ban đầu. Mỗi người đạo diễn sẽ có cách thực hiện kịch bản phân cảnh với mức độ chi tiết khác nhau. Thông thường, kịch bản phân cảnh sẽ bao gồm các hình thức sau đây:

1. Kịch bản phân cảnh kiểu chọn màn

Phân cảnh kiểu chọn màn (Master Script) thường được sử dụng cho cách thể hiện của từng màn. Những cảnh chi tiết hơn toàn – trung – cận, đạo diễn sẽ quyết định lúc ở trên phim trường

2. Kịch bản phân cảnh truyền thống

Hình thức phân cảnh này được trình bày bằng cách chia thành nhiều cột. Mỗi cột chứa một công việc khác nhau trong kỹ thuật làm phim như cỡ cảnh, thời lượng, máy quay, âm thanh, lời thoại,…  Mỗi người sẽ có cách viết kịch bản khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là mô tả chi tiết nội dung, hình thức quay ra sao, cách xử lý kỹ thuật như thế nào.

Loại kịch bản phân cảnh truyền thống này thường được nhiều người làm phim chuyên nghiệp áp dụng. Nhưng chúng lại gây khó hiểu cho những người không có chuyên môn.

3. Kịch bản phân cảnh bằng hình ảnh

Kịch bản phân cảnh bằng hình ảnh hay còn gọi là Storyboard là hình thức phân cảnh phổ biến, thường thấy trong sản xuất video quảng cáo. Ở hình thức này, các cảnh quay được trình bày bằng những hình ảnh (hình phác họa) kèm theo một số thông tin bổ sung nhưng được trình bày rất ngắn gọn.

4. Kịch bản phân cảnh kỹ thuật

Đây là hình thức kịch bản phân cảnh trình bày chi tiết nhất phương thức, xử lý kỹ thuật cho từng cảnh quay. Nói chung là toàn bộ nội dung cần thiết cho phân cảnh đó.

 

Nội dung của kịch bản phân cảnh

Kịch bản phân cảnh bao gồm loạt hình ảnh và văn bản đại diện cho từng khung hình trong video của bạn. Cách sắp xếp từng khung hình lại với nhau và mức độ chi tiết thêm vào là tùy thuộc vào ý độ của đạo diễn — họ có thể thực hiện kịch bản phân cảnh trên giấy, trong phần mềm văn bản hoặc sử dụng phần mềm thiết kế chuyên dụng.

Dưới đây là các yếu tố chính mà mọi kịch bản phân cảnh nên có:

1. Số thứ tự cảnh quay

Số cho biết khi cảnh quay xuất hiện theo danh sách cảnh quay của video.

2. Thời Lượng

Xác định thời lượng của cảnh quay đó là bao lâu. Lưu ý đây là thời lượng của cảnh quay khi lên sóng không phải thời lượng lúc quay. Có những cảnh chỉ mất vài giây lên sóng nhưng phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thành cảnh quay.

3. Bối cảnh:

Những nơi diễn ra hành động phim. Có thể là địa điểm chung hoặc cụ thể, địa điểm thực hoặc tưởng tượng, nội cảnh hay ngoại cảnh. Xây dựng bối cảnh giúp nhà làm phim kiểm soát tối đa môi trường quay phim. Quay phim tại hiện trường không nhất thiết là nơi câu chuyện được thiết lập. Người làm phim có thể sử dụng hình ảnh do máy tính tạo ra (CGI) để tạo bối cảnh.

4. Bố cục

Là việc bố trí và sắp xếp các yếu tố tạo hình trong khung hình. Mục đích của việc này không chỉ là tạo ra một hình thức đẹp và hài hòa, mà còn để thể hiện rõ nội dung được truyền tải trong khung hình. Bố cục đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ và tạo cung bậc cảm xúc trong quá trình quay phim. Các bố cục thường được sử dụng:

  • Cân bằng và đối xứng
  • Đường thẳng và đường chéo
  • khuôn hình (chặt chẽ và lỏng lẽo)
  • Tiền cảnh và hậu cảnh
  • Sáng tối
  • Màu sắc.

5. Đạo cụ

Là các vật thể có thể di chuyển hoặc được sở hữu, sử dụng bởi các nhân vật và xuất hiện trong khung hình. Đạo cụ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hiệu ứng, không gian và môi trường phù hợp cho cảnh quay, giúp đạt được mục tiêu nghệ thuật và truyền tải thông điệp.

6. Cỡ cảnh (khoảng cách máy quay):

Đề cập đến mức độ rộng hay hẹp của khung hình mà máy quay sử dụng để ghi lại cảnh quay. Cỡ cảnh ảnh hưởng đến cách người xem nhìn thấy và trải nghiệm cảnh quay đó. Có các kiểu cỡ cảnh như sau:

  • Viễn Cảnh (XLS): Toàn bộ đối tượng hoặc cảnh quay và có thể đưa vào khung cảnh xung quanh.
  • Toàn cảnh (LS): Máy quay ghi hình toàn bộ nhân vật
  • Trung cảnh xa (MLS): Máy quay ghi hình nhân vật từ đầu gối trở lên
  • Trung cảnh (MS): Máy quay ghi hình nhân vật từ thắt lưng trở lên
  • Trung cận cảnh (MCU): Máy quay ghi hình nhân vật từ ngực trở lên
  • Cận cảnh (CU): Bắt cận một phần của cơ thể, chẳng hạn như mặt, thân, chân hoặc tay.
  • Đặc tả (XCU): Mô tả một bộ phận cơ thể như mắt, tai hoặc ngón tay.

Trung cảnh và cận cảnh có xu hướng tạo cảm giác thân mật hơn bằng cách cho phép người xem tập trung vào khuôn mặt và cảm xúc của nhân vật, trong khi những cảnh quay xa có xu hướng nhấn mạnh vào môi trường và không gian xung quanh các nhân vật.

7. Góc máy

Là góc nhìn mà máy quay sử dụng để ghi lại cảnh trong phim và video. Góc máy quyết định vị trí của camera so với đối tượng hoặc cảnh quay, và nó có thể ảnh hưởng đến cách người xem nhìn thấy và cảm nhận cảnh quay.

Dưới đây là một số góc máy phổ biến trong quay phim:

  • Góc máy thấp (Low angle): Máy quay đặt ở một độ cao thấp so với đối tượng. Góc máy này thường được sử dụng để tôn lên sự uy nghiêm, quyền lực hoặc sự mạnh mẽ của đối tượng.
  • Góc máy cao (High angle): Máy quay đặt ở một độ cao so với đối tượng. Góc máy này thường được sử dụng để làm nhỏ bé, yếu đuối hoặc để tạo ra cảm giác bị kiểm soát.
  • Góc máy mặt ngang (Eye-level angle): Máy quay đặt ở độ cao tương đương với mắt người xem. Góc máy này tạo ra một cái nhìn tự nhiên và thông thường nhất.
  • Góc máy nghiêng (Dutch angle): Máy quay được nghiêng một góc so với trục dọc. Góc máy này thường được sử dụng để tạo ra một cảm giác không ổn định, căng thẳng hoặc kỳ lạ.

8. Chuyển động máy

Chuyển động máy: Chuyển động máy trong phim là một kỹ thuật sử dụng máy quay để tạo ra hiệu ứng chuyển động độc đáo và hấp dẫn cho các cảnh quay. Có nhiều phương pháp và thiết bị được sử dụng để thực hiện chuyển động máy trong quay phim:

Pan (lia ngang): Camera sẽ quay trái sang phải hoặc ngược lại, trong khi trụ cố định tại một điểm. Pan dùng để Miêu tả không gian rộng lớn hoặc di chuyển theo nhân vật ở phương ngang.

Tilt (lia đứng): Di chuyển theo chiều dọc tại một trục cố định, điểm bắt đầu và điểm kết thúc sẽ giữ góc máy tĩnh.Tilt thường được sử dụng để mô tả các cấu trúc vật thể to lớn hoặc dùng để thiết lập kích thước nhân vật. Tilt up(đi từ dưới lên) khiến nhân vật trở nên to lớn hơn và ngược lại. Tilt down(đi từ trên xuống) khiến nhân vật sẽ trở nên nhỏ bé, yếu ớt.

Zoom: động tác máy trong quay phim mà người quay sẽ thay đổi độ dài tiêu cự máy để phóng to hay thu nhỏ một hình ảnh. Zoom out có thể được dùng để diễn tả sự trống vắng của cảnh quan xung quanh với chủ thể, hay nói cách khác là diễn tả sự cô đơn của nhân vật trong đoạn phim. Zoom in sẽ làm nổi bật lên một nhân vật, sự vật mà người làm phim muốn người xem chú ý đến.

Dolly: chuyển động máy quay tiến về trước hoặc tiến ra sau, trong không gian thực. Thường thì, điều này đòi hỏi phải đặt máy quay lên một đường dolly để giữ cho máy quay ổn định. Dolly thường được kết hợp giữa pan, tilt và zoom.

Tracking shot: động tác máy trong quay phim thường dùng để theo dõi hay quay lại chuyển động của chủ thể, nhân vật trong đoạn phim. Động tác máy này có thể quay ở nhiều hướng như trước, sau, bên hông,… tùy vào ý đồ của người quay phim.

9. Hành động của nhân vật:

Thể hiện Vị trí của nhân vật và chuyển động của họ mà khán giả nhìn thấy trên màn hình – có thể tạo ra bố cục, cung cấp thông tin về các nhân vật, mối quan hệ của họ và củng cố chủ đề phim.

10. Lời thoại:

Lời nói của các nhân vật trong cảnh. Lời thoại đường đi kèm với trạng thái cảm xúc nhân vật, thể hiện mối quan hệ, sự tương tác giữa các nhân vật, truyền đạt thông điệp và tiến triển câu chuyện trong phim và video
Ví dụ: [Anh shipper]: Chị ơi, xuống nhận hàng đi ạ (giọng điệu thúc giục)

11. Âm thanh:

Âm thanh xuất hiện trong phân cảnh. Đó có thể là tiếng nhạc, tiếng còi xe,…

12. Ghi chú:

Mục này sẽ ghi những chú thích để bổ sung thêm ngoài các ý đã trình bày ở trên.
Một bảng phân cảnh đầy đủ có tất cả thông tin cần thiết để hình dung bộ phim và video hoàn chỉnh của sẽ xuất hiện như thế nào. Xem lại hình ảnh và ghi chú trong từng cảnh quay, đạo diễn, biên kịch/ biên tập và các thành viên khác trong đoàn phim có thể suy nghĩ về cách điều chỉnh video trong quá trình sản xuất.

Như vậy bạn đã biết kịch bản phân cảnh là gì cũng như các hình thức và nội dung của chúng rồi đúng không nào? Nếu bạn đang có những ý tưởng hay ho đừng ngại liên hệ với Kool Media để chúng tôi giúp bạn lên chi tiết mẫu kịch bản phân cảnh, phục vụ quá trình sản xuất phim của doanh nghiệp giúp khách hàng có được những thước phim hay nhất, sinh động nhất.

Tham khảo kịch bản phân cảnh Nuskin collagen plus

Mau-kich-ban-phan-canh

 

Gợi ý viết kịch bản phân cảnh ấn tượng

  • Tiêu đề cảnh: Đặt tiêu đề cho cảnh để mô tả nội dung trọng tâm của cảnh.
  • Mô tả cảnh: Miêu tả môi trường, địa điểm và thời gian của cảnh một cách chi tiết. Sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ để tạo ra hình ảnh sống động cho người đọc.
  • Giới thiệu nhân vật: Giới thiệu các nhân vật có mặt trong cảnh. Mô tả ngoại hình, tâm trạng và tính cách của từng nhân vật.
  • Hành động: Mô tả các hành động và cử chỉ của nhân vật trong cảnh. Ghi lại các hoạt động chính và diễn biến của cảnh theo trình tự logic.
  • Câu thoại: Ghi lại câu thoại của nhân vật trong cảnh. Chú ý đến cách diễn đạt, ngôn ngữ và tông giọng của từng nhân vật.
  • Ghi chú kỹ thuật: Đặc tả các yếu tố kỹ thuật như góc quay, ánh sáng, âm thanh và hiệu ứng đặc biệt trong cảnh.
  • Chuyển cảnh: Chỉ ra sự chuyển cảnh giữa các phân cảnh bằng cách sử dụng mũi tên hoặc các ký hiệu đặc biệt.
  • Ghi chú bổ sung: Thêm các ghi chú bổ sung nếu cần thiết, chẳng hạn như hướng dẫn diễn xuất, chỉ dẫn cho đạo diễn hoặc lưu ý đặc biệt.
  • Đánh số cảnh: Đánh số các cảnh theo trình tự diễn ra trong kịch bản.
  • Kiểm tra và chỉnh sửa: Đọc lại kịch bản phân cảnh và chỉnh sửa để đảm bảo rõ ràng, chính xác và dễ hiểu.

Liên hệ ngay IVNTV để được tư vấn thêm về Kịch bản phân cảnh và sản xuất Phim doanh nghiệp, TVC quảng cáo, Animation.

IVN - Vietnam Information

Đọc thêm

Trường Trung cấp Quang Trung khai giảng năm học mới 2023-2024 và ký kết hợp tác với Viện IVN cùng các đối tác

Thứ 3 | 19/09/2023 | Lượt xem: 1492 | Tác giả: admin

Lễ khai giảng năm nay không chỉ là nơi học sinh và phụ huynh gặp gỡ, mà còn là dịp thể hiện sự cam kết của trường trong việc đảm bảo...

Chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình GDPT 2018

Thứ 4 | 27/09/2023 | Lượt xem: 81 | Tác giả: admin

(LSVN) - Ngày 22/9/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có Công văn 5155/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học...

Những đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Thứ 3 | 27/02/2024 | Lượt xem: 527 | Tác giả: admin

(LSVN):Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có công văn yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm các quy định về tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. Theo đó,...

Viện IVN tưng bừng tổ chức Lễ khai giảng khóa Kỹ năng sản xuất nội dung báo chí phát thanh truyền hình KT08-2023

Thứ 7 | 16/09/2023 | Lượt xem: 737 | Tác giả: ivn018

Khóa kỹ năng "Sản xuất nội dung báo chí, phát thanh, truyền hình KT08/2023" nằm trong dự án "Gieo hạt tri...

Hướng dẫn sử dụng camera raw trong photoshop

Thứ 3 | 10/10/2023 | Lượt xem: 1390 | Tác giả: admin

Camera Raw là Plugin chỉnh sửa ảnh trên photoshop với khả năng xử lý bức ảnh thô sau khi chụp để tạo ra bức ảnh đẹp và chất lượng hơn so...

Viện phát triển doanh nghiệp và tài năng Việt Nam (IVN) phối hợp cùng trường Đại học Văn hoá TP.HCM tổ chức khoá học “Kỹ năng sản xuất nội dung báo chí, phát thanh, truyền hình"

Thứ 3 | 01/08/2023 | Lượt xem: 130 | Tác giả: ivn006

Chương trình góp phần đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ công tác chuyển đổi số theo chủ trương của...

Quy trình sản xuất phim tự giới thiệu doanh nghiệp

Chủ nhật | 01/10/2023 | Lượt xem: 1375 | Tác giả: admin

Quy trình sản xuất phim giới thiệu doanh nghiệp được xây dựng qua 13 bước 

Viện trưởng Doanh Liên và Đoàn công tác của Viện IVN làm việc với Trường ĐH Văn hóa TP.HCM triển khai khóa bồi dưỡng 'Kỹ năng sản xuất nội dung báo chí, phát thanh, truyền hình'

Thứ 3 | 23/05/2023 | Lượt xem: 9329 | Tác giả: admin

Viện IVN phối hợp với Viện nghiên cứu pháp luật bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng Truyền hình trực tuyến Việt Nam...